Thúc đẩy bán hàng với hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng

Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc thúc đẩy bán hàng không chỉ đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong sản phẩm và dịch vụ, mà còn yêu cầu một hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng hiệu quả. 

Chính vì vậy, hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách Zoho CRM, một trong những giải pháp hàng đầu, có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy bán hàng nhiều hơn thông qua quản lý khách hàng tiềm năng.

he-thong-quan-ly-khach-hang-tiem-nang

Thúc đẩy bán hàng với hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng

Quản lý khách hàng tiềm năng là gì?

Quản lý khách hàng tiềm năng là một quy trình có hệ thống giúp lựa chọn, phân tích và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng để chuyển đổi họ thành cơ hội kinh doanh. 

Đối với quy trình bán hàng thông thường, một phần mềm CRM phù hợp không chỉ theo dõi mà còn tối ưu hóa việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua sắm.

Tại sao cần sử dụng phần mềm thay vì phương pháp quản lý truyền thống?

Hãy cùng Zoho tìm hiểu hai phương pháp truyền thống và phần mềm trong quản lý khách hàng để biết thêm nguyên nhân tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số.

Phương pháp quản lý truyền thống

Phương pháp quản lý khách hàng truyền thống như spreadsheet hay bảng tính, giấy bút có nhiều nhược điểm, đặc biệt là so với việc sử dụng hệ thống quản lý khách hàng (CRM) tiềm năng hiện đại.

Dưới đây là một số nhược điểm chính của phương pháp truyền thống:

  • Ghi chép thủ công: Việc sử dụng giấy tờ và ghi chép thủ công có thể dẫn đến việc mất thông tin, hiệu suất thấp và sai sót trong quá trình quản lý khách hàng.
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin: Thông tin về khách hàng được lưu trữ theo cách phi cơ động trên giấy tờ, sổ sách, hoặc bảng tính, gây khó khăn trong việc tìm kiếm và truy xuất thông tin cần thiết.
  • Thiếu tích hợp: Phương pháp truyền thống thường không tích hợp chặt chẽ với các hệ thống khác như email, điện thoại, hay các công cụ quảng cáo trực tuyến, điều này có thể làm giảm hiệu suất làm việc.
  • Theo dõi tương tác khó khăn: Theo dõi tương tác bao gồm việc gọi điện thoại, gửi email, hoặc theo dõi các tương tác trên mạng xã hội không hiệu quả vì dữ liệu bị phân tán ở nhiều nền tảng.
  • Thiếu dự đoán và phân tích: Phương pháp truyền thống thường không cung cấp khả năng dự đoán và phân tích dữ liệu hiệu quả, điều này làm giảm khả năng tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và tiếp thị.
  • Rủi ro mất dữ liệu: Dữ liệu lưu trữ trên giấy tờ có thể dễ mất mát do hỏa hoạn, thảm họa tự nhiên, hoặc bất kỳ sự cố nào khác có thể xảy ra.
  • Nguy cơ mất cơ hội bán hàng: Theo dõi và quản lý cơ hội bán hàng truyền thống thường khó khăn hơn, điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội quan trọng.

Tuy nhiên, có một trở ngại lớn đó là thói quen sử dụng phương pháp cũ ở một số doanh nghiệp đã tồn tại trong một thời gian dài. Vì vậy, việc chuyển đổi sang sử dụng phần mềm sẽ vấp phải một số khó khăn nhất định, đặc biệt là trong việc giáo dục và đào tạo tư duy và thói quen làm việc của nhân viên.

Sử dụng phần mềm quản lý

Hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng mang lại nhiều lợi ích so với phương pháp cũ. Dưới đây là một số lý do tại sao nên sử dụng CRM tiềm năng:

  • Tăng tương tác và theo dõi: Phần mềm CRM cho phép bạn theo dõi mọi tương tác với khách hàng, từ việc liên lạc qua điện thoại đến gửi email và tương tác trên các nền tảng truyền thông xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Quản lý thông tin khách hàng: Hệ thống CRM tiềm năng giúp tổ chức thông tin khách hàng một cách có tổ chức và dễ dàng truy cập. Bạn có thể lưu trữ thông tin về lịch sử mua sắm, tương tác trước đó, và các thông tin quan trọng khác để tối ưu hóa quá trình quản lý khách hàng.
  • Tạo cơ hội bán hàng: CRM tiềm năng giúp xác định cơ hội bán hàng và ưu tiên công việc của đội ngũ bán hàng. Bạn có thể theo dõi quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự, giúp tối ưu hóa chiến lược bán hàng.
  • Tăng cường chiến lược tiếp thị: Bạn có thể sử dụng CRM tiềm năng để phân tích dữ liệu khách hàng và hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu. Điều này giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, tạo ra nội dung hấp dẫn và tăng hiệu suất chiến dịch tiếp thị.
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng: Bạn có thể phản hồi nhanh chóng và chăm sóc khách hàng hiệu quả với CRM. Việc này có thể tăng cường lòng trung thành của khách hàng và giúp duy trì mối quan hệ lâu dài.
  • Dự báo doanh số bán hàng: Bằng cách theo dõi hoạt động khách hàng và phân tích dữ liệu, CRM tiềm năng giúp bạn dự đoán doanh số bán hàng và lập kế hoạch chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
  • Tăng cường tích hợp: Hệ thống CRM tiềm năng thường có khả năng tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ khác, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên.

Sử dụng phần mềm sẽ có thể làm tiêu tốn một khoản chi phí nhất định cho doanh nghiệp. Nhưng xét đến khía cạnh hiệu quả, nguồn nhân lực và thời gian, lợi ích của việc chuyển đổi sang phần mềm và sự phát triển bền vững là một điều đáng để doanh nghiệp phải xem xét.

Hướng dẫn chi tiết từ A-Z cách sử dụng Zoho CRM để thúc đẩy bán hàng

Bước 1. Tạo biểu mẫu web thông minh

Một chiến dịch tiếp thị xuất sắc bắt đầu từ việc tạo ra khách hàng tiềm năng chất lượng. Zoho CRM cung cấp biểu mẫu web tùy chỉnh, giúp bạn nắm bắt thông tin quan trọng của khách hàng chỉ trong một bước. Không cần viết mã code, bạn có thể dễ dàng tạo và triển khai chiến dịch Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số).

tao-bieu-mau

Tạo webform không cần mã code

Biểu mẫu web đóng vai trò quan trọng như là điểm bắt đầu của mọi tương tác giữa khách hàng tiềm năng và tổ chức của bạn. Khả năng khách hàng tiềm năng chọn việc gửi thông tin hoặc không phụ thuộc nhiều vào cách bạn cấu trúc biểu mẫu của mình.

mau-webform

Mẫu webform

Để tối ưu hóa hiệu suất của biểu mẫu web, việc đo lường và theo dõi cẩn thận là quan trọng. Thực hiện việc đo lường cách mà các biểu mẫu web khác nhau hoạt động bằng cách theo dõi từng trường thông tin và dữ liệu địa lý là một chiến lược thông minh.

Bằng cách này, bạn có thể xác định những khu vực trong biểu mẫu có thể làm giảm sự quan tâm của khách hàng tiềm năng và từ đó loại bỏ hoặc điều chỉnh chúng.

Một cách hiệu quả để đo lường và cải thiện chất lượng của khách hàng tiềm năng là phân bổ doanh thu trực tiếp đến các biểu mẫu mà khách hàng tiềm năng đã đi qua. Qua đó, bạn có thể liên kết doanh thu với hiệu suất cụ thể của biểu mẫu và đánh giá được giá trị thực sự của mỗi biểu mẫu trong quá trình chuyển đổi.

ab-testing-trong-webform

Thực hiện A/B Testing để đánh giá chất lượng webform

Bước 2. Gia tăng thông tin 

Để nâng cao khả năng chuyển đổi, việc sở hữu một lượng lớn thông tin về khách hàng tiềm năng là quan trọng không thể phủ nhận. 

gia-tang-leads

Gia tăng dữ liệu leads tự động nhờ trợ lý AI Zia

Chức năng cải thiện dữ liệu của hệ thống trí tuệ nhân tạo Zia không chỉ giúp tìm kiếm thông tin chi tiết một cách nhanh chóng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. 

Sự hiệu quả và độ chính xác cao trong việc xây dựng một hồ sơ khách hàng đầy đủ và chi tiết cũng được nâng cao, từ đó tạo ra cơ sở vững chắc để tương tác và chuyển đổi khách hàng tiềm năng một cách linh hoạt và hiệu quả.

Bước 3. Tương tác hiệu quả với quy tắc chấm điểm

Quy tắc chấm điểm trong Zoho CRM đóng vai trò quan trọng trong việc ưu tiên các khách hàng tiềm năng quan trọng, từ đó gia tăng khả năng chuyển đổi thông qua việc thực hiện chấm điểm dương và âm. 

cham-diem-leads

mo-hinh-cham-diem-leads

Mẫu chấm điểm leads

Doanh nghiệp có thể tập trung một cách hiệu quả vào nhóm khách hàng tiềm năng quan trọng nhất thông qua quy trình quản lý khách hàng tiềm năng. 

Bước 4. Phân bổ tự động và hiệu quả

Quy tắc workflow trong Zoho CRM mang lại khả năng tự động phân công khách hàng tiềm năng cho đội ngũ bán hàng dựa trên nhiều tiêu chí như địa lý, sản phẩm hoặc bộ phận. 

phan-bo-khach-hang-tu-dong

Phân công khách hàng cho từng nhân viên

Qua đó đảm bảo rằng mọi cơ hội đều được xử lý chính xác và không có rủi ro bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào quan trọng do tương tác không đúng cách. Hệ thống tự động còn giúp tối ưu hóa hiệu suất của đội ngũ bán hàng và giữ cho quá trình phân công linh hoạt và hiệu quả.

Bước 5. Giao tiếp đa kênh và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Khách hàng ngày càng có nhiều cách tương tác với doanh nghiệp, và Zoho CRM mang đến sự linh hoạt cần thiết để kết nối hiệu quả với khách hàng tiềm năng. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tận dụng để bắt đầu cuộc trò chuyện hiệu quả với họ:

Email marketing tích hợp

Một chiến dịch Email Marketing với nội dung mang đến nhiều thông hữu ích cho khách hàng tiềm năng của bạn có thể thuyết phục họ đi đến bước tiếp theo của phễu. Bạn có thể kết nối ứng dụng email của bạn và gửi email ngay từ Zoho CRM, giữ toàn bộ lịch sử trao đổi thư từ được lưu lại để có cái nhìn tổng quan về các chiến dịch đã gửi đi. 

Một số chỉ số cần chú ý như Click through rate (Tỷ lệ nhấp chuột), Bounce rate (Tỷ lệ trả về), v.v. sẽ hỗ trợ bạn cải thiện chất lượng Email Marketing. Bạn cũng có thể thực hiện A/B Testing để có thể chọn lọc ra những chiến dịch hiệu quả và ngược lại.

Một điều quan trọng nữa là bạn cần ưu tiên email dựa trên giai đoạn trong quy trình và các tính năng khác để tối đa hóa tương tác.

Kết nối mạng xã hội

Việc liên kết các hồ sơ trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, và Instagram giữ vai trò quan trọng để để theo dõi cuộc trò chuyện về thương hiệu của bạn. Hay bạn có thể tìm kiếm từ khóa liên quan đến doanh nghiệp và hiển thị thông tin về khách hàng tiềm năng mới để thực hiện các chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn.

Chat trực tiếp

Nhúng chat trực tiếp trên trang web hoặc kết nối các công cụ trò chuyện khác với Zoho CRM để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ chat thành cơ hội kinh doanh. Việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu tỷ lệ bỏ lỡ khách hàng tiềm năng quan tâm sản phẩm của mình.

Và đừng quên lưu trữ bản sao trò chuyện trực tiếp vào CRM để theo dõi và tối ưu hóa tương tác.

Thuyết trình và cuộc họp trực tuyến

Để có thể cải thiện tỷ lệ Consideration, bạn có thể thực hiện thuyết trình bán hàng và các cuộc họp trực tuyến từ CRM nhờ tích hợp với Zoho ShowTime và Zoho Meetings để có cuộc trò chuyện trực quan theo thời gian thực với khách hàng tiềm năng.

Không những vậy, bạn còn có thể mời nhiều khách hàng tiềm năng tham gia qua điện thoại và video để tối ưu hóa tương tác. Những tính năng này giúp bạn duy trì các cuộc trò chuyện có ý nghĩa và tận dụng mọi cơ hội tương tác để đạt được sự thành công trong chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

Tạo và gửi chiến dịch email có mục tiêu

Tận dụng chiến dịch email có mục tiêu để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng ở mọi giai đoạn của phễu bán hàng. Zoho CRM không chỉ giúp bạn theo dõi hiệu suất chiến dịch mà còn cung cấp số liệu thống kê chi tiết, giúp bạn điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình một cách linh hoạt và hiệu quả. 

Ngoài ra, việc tối ưu hóa tương tác với khách hàng tiềm năng, đồng thời nắm bắt những cơ hội quan trọng trong quá trình chuyển đổi cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bước 6. Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành giao dịch

Khi khách hàng tiềm năng sẵn lòng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn tốt hơn hết là biến quá trình chuyển đổi thành một trải nghiệm dễ dàng chỉ với một cú nhấp chuột. 

Trong quá trình này, bạn không chỉ có thể tạo ngay các nhiệm vụ tiếp theo mà còn có khả năng thực hiện chuyển đổi nhanh chóng và thuận tiện bằng ứng dụng di động của Zoho CRM. 

chuyen-doi-khach-hang-tiem-nang

Zoho CRM hỗ trở chuyển đổi (convert) leads dễ dàng

Chuyển đổi các khách hàng tiềm năng triển vọng thành giao dịch cũng trở nên linh hoạt và nhanh chóng. 

Hơn nữa, việc liên kết tự động dữ liệu khách hàng tiềm năng với địa chỉ liên hệ hoặc khách hàng đã có đồng nghĩa với việc toàn bộ thông tin về khách hàng tiềm năng được tự động lưu trữ và kết nối một cách liền mạch với thông tin của địa chỉ liên hệ.

Bước 7. Đo lường và tối ưu hóa thông qua chức năng phân tích

Đo lường và đánh giá hiệu suất của chu kỳ bán hàng trở nên đơn giản và mạnh mẽ hơn bao giờ hết với chức năng phân tích tích hợp của Zoho CRM. 

Từ việc theo dõi số lượng khách hàng tiềm năng đã được đưa vào, tỷ lệ chuyển đổi từ các nguồn khác nhau, cho đến việc xác định đại diện bán hàng chuyển đổi hiệu quả nhất, bạn có thể tiếp cận mọi khía cạnh của quá trình bán hàng.

phan-tich-chuyen-sau-tren-crm

Phân tích phễu Sales trên CRM

Tính năng phân tích nâng cao của Zoho CRM không chỉ giới hạn ở việc theo dõi khách hàng tiềm năng, mà còn bao gồm thông tin chi tiết về giao dịch, thống kê hoạt động và phân tích email. 

Bằng cách tận dụng chức năng này, bạn có thể tạo bảng chỉ số tùy chỉnh với các widget phân tích bán hàng như biểu đồ, thước đo mục tiêu, KPI và phễu bán hàng.

Dựa trên dữ liệu mà tính năng phân tích cung cấp, bạn có thể đưa ra quyết định kinh doanh sáng tạo và linh hoạt. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra báo cáo tùy chỉnh để hiểu rõ hơn về các khía cạnh quan trọng của doanh số bán hàng và thúc đẩy sự thành công trong việc bán hàng thông qua việc sử dụng dữ liệu hữu ích và chiến lược dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về thị trường của bạn.

Lời kết

Với hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng của Zoho CRM, doanh nghiệp có thể thúc đẩy bán hàng một cách hiệu quả hơn, từ việc tạo khách hàng tiềm năng đến chuyển đổi thành giao dịch thành công. 

Kể cả trong ngắn hạn và dài hạn, phần mềm không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức, mà còn tạo ra một chiến lược bán hàng linh hoạt và hiệu quả. 

Nếu bạn quan tâm đến phần mềm Zoho CRM, vui lòng truy cập website hoặc đăng ký dùng thử tại đây.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

The comment language code.
By submitting this form, you agree to the processing of personal data according to our Privacy Policy.

Related Posts