Phần mềm CRM thường được biết đến là công cụ quản lý khách hàng, được sử dụng chủ yếu bởi đội ngũ bán hàng. Tuy nhiên, CRM không chỉ được lập trình cho mục đích bán hàng mà còn có thể được sử dụng bởi các phòng ban khác trong doanh nghiệp để kết nối với khách hàng hiệu quả hơn.
Hãy cùng Zoho tìm hiểu 5 chức năng mà CRM có thể làm ngoài phục vụ công việc bán hàng.
5 chức năng hữu ích khác của CRM ngoài bán hàng
Thực trạng sử dụng CRM tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong quản lý mối quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM).
Hệ thống CRM là giải pháp công nghệ hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này. Thị trường CRM tại Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển; tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn nhiều thách thức.
Tiềm năng ứng dụng CRM
Các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của CRM đối với sự phát triển kinh doanh.
Có sự đa dạng trong việc lựa chọn phần mềm CRM được phát triển từ đơn vị nước ngoài như Zoho CRM, Salesforce, v.v và cả các tên tuổi trong nước như Getfly, Misa, v.v.
Thách thức tồn đọng
Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi CRM vẫn còn nhiều trở ngại. Điển hình là nhận thức về CRM của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế.
Không những vậy, việc triển khai CRM đòi hỏi sự thay đổi về văn hóa công ty, quy trình làm việc và cả trình độ quản lý của toàn thể tổ chức.
Một trong những thách thức lớn khi triển khai CRM là thay đổi cách thức và thói quen làm việc của nhân viên.
Với mong muốn thay đổi cách vận hành thủ công truyền thống, hỗ trợ cải tiến quy trình làm việc của doanh nghiệp bền vững, các đơn vị cung cấp CRM tại Việt Nam đã không ngừng phát triển giải pháp của mình một cách mạnh mẽ.
Sự mở rộng của CRM hiện nay
Gần đây, hệ thống CRM được đầu tư vào việc nâng cao khả năng tiếp cận. Thay vì chỉ cung cấp các chức năng của một công cụ bán hàng đơn giản, phần mềm mang đến một hệ điều hành kinh doanh toàn diện hơn với nhiều tiện ích mới lạ.
CRM hiện có khả năng thay thế vô số công cụ khác, đồng thời tham gia vào toàn bộ quy trình kinh doanh bằng việc cung cấp một nền tảng công cụ hợp nhất.
Tối ưu hoá chức năng của phần mềm giúp người dùng đơn giản hóa đáng kể quy trình làm việc của mình. Khám phá các tính năng đặc biệt khác ngoài quản lý bán hàng trong nội dung sau đây.
5 chức năng hữu ích khác của CRM ngoài quản lý bán hàng
#1. Phân tích hoạt động Marketing
CRM không chỉ theo dõi thông tin khách hàng mà còn giúp đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Bằng cách sử dụng CRM, doanh nghiệp có thể đánh giá các khía cạnh như hiệu suất, phạm vi tiếp cận và mức độ thành công của chiến dịch.
Quá trình này giúp doanh nghiệp hiểu được tác động của chiến dịch đối với tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng. CRM cung cấp các thông số cụ thể về số lượng khách hàng tiềm năng tương tác và số lượng khách hàng được chuyển đổi. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định chiến lược Marketing hiệu quả.
CRM cũng hỗ trợ các phòng ban khác đưa ra quyết định dựa trên kết quả và phạm vi tiếp cận của chiến dịch. Ví dụ, nhóm bán hàng có thể điều chỉnh phương thức giao tiếp với khách hàng dựa trên cách họ tương tác với chiến dịch Marketing.
#2. Hỗ trợ chăm sóc khách hàng
Hệ thống CRM có thể hoạt động như một bảng điều khiển tổng hợp dành cho đội ngũ hỗ trợ khách hàng, giúp họ theo dõi thông tin chi tiết của khách hàng và các điểm liên hệ khác nhau.
Nhân viên hỗ trợ có thể trả lời câu hỏi, khắc phục sự cố, liên hệ với khách hàng và đóng các ticket, qua đó nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng. Điều này cuối cùng sẽ đơn giản hóa quy trình làm việc của công ty và giúp nuôi dưỡng các mối quan hệ.
#3. Đánh giá hiệu suất làm việc
Hệ thống CRM có thể trở thành công cụ theo dõi hiệu suất nội bộ tuyệt vời cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp cập nhật theo thời gian thực về hiệu quả của từng khách hàng tiềm năng, qua đó phản ánh hiệu quả của nhân viên bán hàng tương ứng.
Bằng cách đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả chính (KPI) của nhân viên, bạn có thể phân tích năng suất cá nhân so với mục tiêu chung của công ty.
Nếu có bất kỳ sai lệch nào, bạn có thể thực hiện các hành động khắc phục ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi đánh giá hàng tháng hoặc hàng quý.
#4. Hỗ trợ quản lý giao hàng
Thông thường, các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ riêng để theo dõi quá trình giao hàng. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là khả năng tích hợp của Zoho CRM với các bên thứ ba thông qua Widget để đồng bộ thông tin quản lý giao hàng trong cùng hệ thống.
Việc tích hợp này mở rộng chức năng của CRM và cho phép thu thập thông tin giao nhân từ bên thứ ba như trạng thái đơn hàng cũng như vị trí đơn hàng.
Dữ liệu này có thể hiển thị trên hệ thống CRM thông qua Widget hoặc những trường thông tin khác nhau trong mục đơn hàng, hồ sơ khách hàng hoặc Dashboard. Điều này giúp nhân viên dễ dàng kiểm tra và quan sát các mặt hàng giao nhận của từng khách hàng.
#5. Phát triển và quản lý sản phẩm
Ngạc nhiên hơn, CRM có thể được dùng như công cụ đắc lực cho việc phát triển và quản lý sản phẩm. Thông qua việc thu thập phản hồi và quản lý giao tiếp với khách hàng trên hệ thống, các nhà quản lý sản phẩm có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thực hiện các thay đổi liên quan đến sản phẩm sao cho phù hợp.
Lời kết
Phần mềm CRM là một công cụ mạnh mẽ với vô số tính năng. Các trường hợp được đề cập ở trên chỉ là một vài ví dụ về cách phần mềm này có thể được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác ngoài bán hàng.
Đối với các doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng ứng dụng của CRM, đây là một điểm khởi đầu tốt. CRM đang phát triển thành một giải pháp toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh.
Đăng ký dùng thử miễn phí tại đây để trải nghiệm nhiều tính năng nổi trội của CRM ngay hôm nay!
Comments